Tem – nhãn mác là phụ kiện không thể thiếu giúp nhận diện và phân loại hàng hóa. Theo đó, để tạo nên những chiếc tem nhãn đẹp mắt và đạt tiêu chuẩn, các công ty, doanh nghiệp phải trải qua một quy trình thiết kế và in ấn khá phức tạp. Nếu bạn muốn biết quy trình làm tem nhãn như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết sau đây!

Quy trình sản xuất tem nhãn sản phẩm tiêu chuẩn

Quy trình sản xuất tem nhãn sản phẩm tiêu chuẩn

Quy trình làm tem nhãn sản phẩm tiêu chuẩn

Cách làm nhãn mác sản phẩm được thực hiện theo quy trình cơ bản và tiêu chuẩn sau đây:

Bước 1: Xác định vị trí dán tem nhãn phù hợp

Bước đầu tiên trong quy trình làm tem nhãn chính là xác định vị trí để dán tem. Căn cứ vào sản phẩm thực tế, người thiết kế sẽ xác định vị trí dán tem nhãn sao cho phù hợp nhất. Cụ thể, vị trí dán tem cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Người dùng dễ đọc và thấy hết các nội dung thể hiện trên tem nhãn sản phẩm.
  • Tem nhãn cần dán ở vị trí dễ thu hút người mua hàng và dễ gây ấn tượng nhất.
  • Tem nhãn góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Tem nhãn có thể được dán ở phía ngoài hoặc bên trong bao bì (đối với các trường hợp bao bì được làm từ chất liệu trong suốt như giấy bóng, nhựa trong,… và điều kiện tem nhãn không làm ảnh hưởng đến chất lượng bên trong sản phẩm).

Bước đầu tiên trong cách làm tem nhãn sản phẩm là xác định vị trí dán tem nhãn

Bước đầu tiên trong cách làm tem nhãn sản phẩm là xác định vị trí dán tem nhãn

Bước 2: Thiết kế tem nhãn sản phẩm

Đây được xem là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình làm tem nhãn sản phẩm. Tem nhãn phải đẹp, độc đáo và sáng tạo thì mới thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Vậy, để thiết kế chiếc tem nhãn đẹp và đạt tiêu chuẩn cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Màu sắc

Không phải cứ chọn màu sắc nổi bật là tạo được ấn tượng. Người thiết kế nên sắp xếp màu sắc hài hòa, phù hợp với mặt hàng cần tiêu thụ để tạo nét riêng biệt.

  • Kích thước

Tem nhãn có kích thước phù hợp với đặc điểm riêng của từng sản phẩm hoặc bao bì đóng gói.

  • Hình dáng tem nhãn

Bạn có thể tạo sự chú ý cho thương hiệu sản phẩm của mình bằng cách thiết kế tem nhãn với hình dáng mới lạ. Tuy nhiên, cách này còn phụ thuộc vào tình hình tài chính cũng như mức độ phức tạp của hình dạng tem nhãn.

Thiết kế hình dáng ảnh hưởng đến thời gian hoàn thiện quy trình làm tem nhãn

Thiết kế hình dáng ảnh hưởng đến thời gian hoàn thiện quy trình làm tem nhãn

  • Hình ảnh

Hình ảnh trên tem nhãn chính là thông điệp quảng cáo mà nhà sản xuất muốn truyền tải đến người tiêu dùng. Do đó, hình ảnh cần được đầu tư kỹ lưỡng với chất lượng tốt nhất.

  • Nội dung

Thông thường nội dung trên tem nhãn chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng trong khoảng vài ba giây. Chính vì vậy, nội dung ghi trên tem nhãn phải thật cô đọng và thiết kế rõ ràng, dễ đọc.

>>> Xem thêm: Tem nhãn hóa mỹ phẩm

Những nội dung cơ bản trên tem nhãn gồm có: tên sản phẩm, mã vạch, thương hiệu, logo, thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, công dụng, cách dùng, định lượng,… Tùy vào từng mặt hàng cụ thể mà bạn lựa chọn tất cả nội dung trên hoặc lọc những thông tin quan trọng nhất của sản phẩm để đưa vào tem nhãn.

Nội dung trên tem nhãn trình bày ngắn gọn, súc tích

Nội dung trên tem nhãn trình bày ngắn gọn, súc tích

  • Font chữ

Nên chọn font chữ dễ đọc, không nên quá cầu kỳ gây rối mắt, khiến khách hàng “lười đọc”.

  • Ngôn ngữ

Ngôn ngữ thể hiện trên tem nhãn hàng hóa bắt buộc là tiếng Việt, ngoại trừ một số trường hợp được phép ghi bằng ngôn ngữ có gốc chữ cái Latinh.

Bước 3: In ấn và sản xuất tem nhãn

Sau khi hoàn thành thiết kế, theo quy trình làm tem nhãn, công đoạn in và sản xuất sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, trước khi giao bản thiết kế cho nhà xưởng in ấn, bạn cần xem xét và lựa chọn chất liệu cũng như công nghệ in ấn phù hợp.

  • Chất liệu in: decal nhựa, decal giấy, decal vải, decal xi bạc,…
  • Cán bóng hoặc cán mờ.
  • Công nghệ in: in Offset, in phun, in lưới.
  • Mực in: Cần lựa chọn mực in phù hợp với chất liệu và công nghệ in. Một số loại mực in phổ biến như: mực resin, mực in mã vạch wax, mực in mã vạch wax resin,…

Đơn vị in ấn sẽ tiến hành sửa thiết kế cho phù hợp với yêu cầu mà bạn đưa ra. Sau đó, in bản test để bạn tham khảo chất lượng tem nhãn. Nếu bạn đồng ý, quy trình làm tem nhãn sẽ bắt đầu.

Quy trình làm tem nhãn giai đoạn in ấn và sản xuất

Quy trình làm tem nhãn giai đoạn in ấn và sản xuất

Bước 4: Dán tem – nhãn mác lên sản phẩm

Bước cuối cùng trong quy trình làm tem nhãn là dán tem lên sản phẩm. Tùy vào chất liệu mà sẽ có cách thức dán tem nhãn lên sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Nếu tem nhãn làm từ decal thì chỉ cần bóc ra và dán lên sản phẩm. Đối với những chất liệu khác, có thể bạn sẽ cần tới các loại keo dính, đinh tán hoặc ốc vít gắn lên bao bì sản phẩm.

>>> Xem thêm: Tem nhãn cho dán máy

Vật liệu, công nghệ sản xuất tem nhãn

Vật liệu và công nghệ sản xuất tem nhãn sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:

Vật liệu in tem nhãn mác

Một số chất liệu thường được sử dụng trong in ấn tem nhãn có thể kể đến như:

  • Decal PE hóa kim loại: Đây là loại vật liệu có lớp mạ crôm hoặc tráng gương tương tự như thép không gỉ. Nó có 2 bề mặt mờ và bóng. Sử dụng vật liệu này có ưu điểm là tem chịu được nhiệt, ẩm ướt. Thông thường sẽ đi kèm với một chất kết dính vĩnh viễn.
  • Decal Vinyl công nghiệp: Thường sử dụng để in tem nhãn ngoài trời. Ưu điểm là khả năng chống phai UV, chống chịu thời tiết và các loại hóa chất, thường được sử dụng để làm nhãn mác cho đường ống – dây cáp ngầm hoặc đề can cho ô tô, xe máy, một số thiết bị công nghiệp,…
  • Decal Vinyl tự huỷ: Sử dụng chủ yếu với các tem nhãn niêm phong và chống hàng giả. Bạn có thể bắt gặp trên các hộp đựng thực phẩm, đồ điện tử, tem bảo hành sản phẩm,…
  • Decal PP trong suốt hoặc trắng: Loại tem mác có chứa lớp decal PP thường trong suốt, bóng mờ và một lớp keo dùng để dán lên các bề mặt sản phẩm, bao bì bên ngoài, có thể bám dính chắc chắn.
  • Vinyl tự dính: Sử dụng tĩnh điện để dính vào một bề mặt, thường được dùng để làm các loại tem mác trên thủy tinh, kim loại, các bề mặt mịn,…
  • Decal giấy bạc – phản quang: Thường được sử dụng làm nhãn cảnh báo với màu sắc bắt mắt.
  • Giấy Lito: Được sử dụng chủ yếu cho các loại nhãn dán thực phẩm.

Một số vật liệu làm tem nhãn phổ biến

Một số vật liệu làm tem nhãn phổ biến

Công nghệ sản xuất tem nhãn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công nghệ in được áp dụng cho việc sản xuất tem nhãn. Dưới đây là 3 công nghệ được sử dụng phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo ưu – nhược điểm của những công nghệ này ngay sau đây:

  • Công nghệ in Offset

Đây là công nghệ in tem nhãn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. In Offset được thực hiện qua quá trình truyền thông tin từ khuôn in lên bề mặt vật liệu bằng mực một màu hoặc nhiều màu bởi áp lực trên thiết bị (máy in).

Kỹ thuật in Offset giúp rút ngắn quy trình làm tem nhãn

Kỹ thuật in Offset giúp rút ngắn quy trình làm tem nhãn

Với công nghệ in Offset, phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm. Trong đó những phần tử in bắt mực, còn phần tử không in bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm sẽ ép hình ảnh, chữ đã dính mực in lên các tấm cao su (tấm Offset) trước rồi bắt đầu ép từ tấm cao su này lên giấy in.

  • Công nghệ in Flexo

Đây là kỹ thuật in nổi khá phổ biến. Quy trình làm tem nhãn với công nghệ Flexo khá đơn giản. Theo đó, những thông tin, hình ảnh,… trên khuôn in sẽ nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh ngược chiều. Sau khi in lên các vật liệu cần in, hình ảnh sẽ đúng với bản thiết kế.

Công nghệ này thường được sử dụng để in label, sticker, tem nhãn, bao bì, vỏ thùng carton,…

Quy trình làm tem nhãn dựa trên kỹ thuật in nổi khá đơn giản

Quy trình làm tem nhãn dựa trên kỹ thuật in nổi khá đơn giản

  • Công nghệ in kỹ thuật số (in phun)

Kỹ thuật này hoạt động dựa trên nguyên lý Computer to Press – công nghệ in trực tiếp. Cụ thể, file được truyền từ hệ thống máy tính điều khiển đến máy in sau khi thông qua phần mềm RIP để hoàn thiện quy trình làm tem nhãn.

Công nghệ này thường được ứng dụng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp, nhu cầu in nhanh với số lượng vừa và nhỏ. Máy in laser và máy in phun là 2 trong nhiều loại máy sử dụng công nghệ in kỹ thuật số.

Kỹ thuật in phun

Kỹ thuật in phun

Trên đây là toàn bộ quy trình làm tem nhãn đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về quá trình in ấn tem nhãn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hoặc cần sử dụng các dịch vụ thiết kế – in tem nhãn sản phẩm, hãy liên hệ ngay với Thiết Mộc Lan để được hỗ trợ tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
In tem nhãn cuộn uy tín ở đâu tại Đồng Nai?

In tem nhãn cuộn uy tín ở đâu tại Đồng Nai? Tem nhãn dạng cuộn là một trong những sản Xem thêm

Đơn vị in tem 7 màu chống giả, bảo hành chất lượng tại Biên Hòa

Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cạnh tranh với nhau rất khốc liệt, nhiều Xem thêm

In tem nhãn cao cấp nhanh chóng giá rẻ tại Thiết Mộc Lan
In tem nhãn chất lượng cao

Tem nhãn cao cấp hiện nay được ứng dụng rất nhiều, đặc biệt là trong thương mại, nhằm đánh dấu Xem thêm

IN TEM DECAL BẠC – TỎA SÁNG DIỆN MẠO SẢN PHẨM 

Tem nhãn là một phần vô cùng quan trọng của sản phẩm khi được đưa ra thị trường. Lựa chọn Xem thêm