Nhãn mác hàng hóa là một trong những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên mọi loại hàng hóa. Theo đó, việc ghi tem nhãn sản phẩm không được thực hiện một cách tùy tiện. Nó cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định về tem nhãn hàng hóa theo luật ban hành của Nhà nước. Vậy cụ thể những quy định này là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để nắm được những yêu cầu chi tiết về cách ghi cũng như cách thể hiện tem nhãn hàng hóa!

Quy định về tem nhãn hàng hóa xuất khẩu như thế nào?

Quy định về tem nhãn hàng hóa xuất khẩu như thế nào?

Những quy định về tem nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ, việc ghi và quản lý tem nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:

Quy định về vị trí nhãn hàng hóa

Yêu cầu vị trí dán theo quy định về tem nhãn hàng hóa là:

– Nhãn hàng hóa phải được thể hiện rõ ràng trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa tại những vị trí dễ dàng quan sát. Theo đó, nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ nội dung quy định mà không phải tháo rời các chi tiết hay các phần của hàng hóa.

– Những trường hợp không được phép hoặc không thể mở bao bì ngoài thì ngay trên bao bì ngoài phải in tem nhãn. Đồng thời, tem nhãn phải thể hiện đầy đủ nội dung bắt buộc.

>>> Xem thêm: In nhanh tem nhãn

Nhãn hàng hóa phải được dán ở vị trí dễ dàng quan sát

Nhãn hàng hóa phải được dán ở vị trí dễ dàng quan sát

Quy định về ngôn ngữ trình bày trên tem nhãn

Quy định về tem nhãn hàng hóa đối với ngôn ngữ cụ thể là:

– Tất cả những nội dung bắt buộc trình bày trên tem nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoại trừ một số nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh:

  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong các trường hợp không có tên tiếng Việt;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

– Mọi loại hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nội dung được ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Đồng thời, kích thước chữ ghi bằng ngôn ngữ khác không được quá cỡ so với nội dung ghi bằng tiếng Việt.

– Quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu: Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì cần phải có nhãn phụ. Theo đó, trên nhãn phụ phải thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và yêu cầu giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Đồng thời, nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung được ghi trên nhãn gốc.

Ngôn ngữ ghi trên tem nhãn được quy định như thế nào?

Ngôn ngữ ghi trên tem nhãn được quy định như thế nào?

Quy định về cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên tem nhãn

Dựa trên Điều 14, Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng, việc ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên tem nhãn được quy định như sau:

– Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm theo năm Dương lịch. Với những trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải kèm chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

– Các số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm quy định ghi bằng hai chữ số. Riêng số chỉ năm có thể được ghi bằng bốn chữ số. Thông tin chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải được ghi cùng một dòng.

– Giữa các chỉ số ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), dấu gạch chéo (/), dấu gạch ngang (-) hoặc dấu cách ( ).

– Những trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì phải ghi theo thứ tự tháng, năm dựa trên năm Dương lịch.

– Những trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi bốn chữ số chỉ năm theo năm Dương lịch.

– Cách ghi “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” trên nhãn được ghi đầy đủ. Nếu ghi tắt thì phải ghi bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.

Quy định về tem nhãn hàng hóa đối với cách ghi “NSX”, “HSD”

Quy định về tem nhãn hàng hóa đối với cách ghi “NSX”, “HSD”

Quy định về cách ghi thành phần trên tem nhãn

Việc ghi thành phần, thành phần định lượng trên tem nhãn được quy định cụ thể là:

– Thành phần cần ghi gồm có tên nguyên liệu, kể cả những chất phụ gia được sử dụng để sản xuất hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm ngay cả khi hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.

– Việc ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm theo định lượng của từng thành phần. Tùy vào tính chất hay trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm. Hoặc có thể ghi theo một trong các tỷ lệ sau: khối lượng với khối lượng; thể tích với thể tích; khối lượng với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.

– Nếu thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường thì cách ghi định lượng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.

– Với thực phẩm, các thành phần phải ghi theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.

  • Trường hợp thành phần là chất phụ gia, cần phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có). Nếu chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, tên chất (nếu có). Đồng thời phải chú thích thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.
  • Với các loại thuốc dùng cho người, vắc xin, chế phẩm sinh học, sinh phẩm y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, cần phải ghi thành phần cùng hàm lượng các hoạt chất.
  • Với mỹ phẩm, thành phần phải ghi bao gồm cả các chất phụ gia.
  • Với đồ gia dụng, kim khí hay đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng tên hàng hóa. Trường hợp này không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

Quy định đối với cách ghi thành phần trên tem nhãn sản phẩm

Quy định đối với cách ghi thành phần trên tem nhãn sản phẩm

Quy định tem nhãn phụ hàng hóa

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP, việc ghi tem nhãn phụ hàng hóa được quy định như sau:

– Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì cần phải sử dụng nhãn phụ.

– Nhãn phụ phải được gắn kèm trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa. Lưu ý, nhãn phụ không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

– Nội dung thể hiện trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc. Đồng thời bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu dựa vào tính chất của hàng hóa theo quy định của Nghị định. Mỗi tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi trên nhãn. Nội dung ghi trên nhãn phụ bao gồm cả nội dung được ghi bổ sung. Tuy nhiên không làm người dùng hiểu sai nội dung trên nhãn gốc. Đồng thời phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

– Đối với những loại hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải kèm dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

– Các loại hàng hóa không phải ghi nhãn phụ gồm có:

  • “Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
  • Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.”

Một số quy định chung về tem nhãn phụ

Một số quy định chung về tem nhãn phụ

Trên đây, Thiết Mộc Lan vừa cập nhật đầy đủ những quy định về tem nhãn hàng hóa với các nội dung cơ bản nhất. Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ thiết kế, in tem nhãn chất lượng cao, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Thiết Mộc Lan luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
In tem nhãn cuộn uy tín ở đâu tại Đồng Nai?

In tem nhãn cuộn uy tín ở đâu tại Đồng Nai? Tem nhãn dạng cuộn là một trong những sản Xem thêm

Đơn vị in tem 7 màu chống giả, bảo hành chất lượng tại Biên Hòa

Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cạnh tranh với nhau rất khốc liệt, nhiều Xem thêm

In tem nhãn cao cấp nhanh chóng giá rẻ tại Thiết Mộc Lan
In tem nhãn chất lượng cao

Tem nhãn cao cấp hiện nay được ứng dụng rất nhiều, đặc biệt là trong thương mại, nhằm đánh dấu Xem thêm

IN TEM DECAL BẠC – TỎA SÁNG DIỆN MẠO SẢN PHẨM 

Tem nhãn là một phần vô cùng quan trọng của sản phẩm khi được đưa ra thị trường. Lựa chọn Xem thêm